Trong thiết kế kiến trúc hiện đại, đặc biệt đối với những tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại, cao ốc hỗn hợp… kết cấu tầng hầm với các chức năng khác nhau: văn phòng, dịch vụ và là nơi để xe máy, ôtô.
Việc tối ưu hóa các tiện ích, công năng sử dụng với yêu cầu về mật độ xây dựng, không gian kiến trúc luôn là bài toán khó khăn cho các kiến trúc sư.
Các tầng hầm phải được sử dụng để đỗ xe (qui định bắt buộc đối với tòa nhà) thì vị trí của thang nâng ôtô cùng hệ thống thang chở người/thoát hiểm/cứu hỏa, ram dốc… là vấn đề khó khăn bởi thang nâng dành ôtô phải đặt ở nơi dễ vào/ra. Điều này lại mâu thuẫn với sử dụng không gian tầng trệt…
Quan sát ví dụ với 1 dự án ở Hà Nội (hình 1):
Hình 1
Dự án có 6 tầng hầm trong đó 5 tầng hầm (B2-B6) dùng để ôtô/xe máy, tầng hầm B1 khai thác dịch vụ, tầng 1 dùng làm văn phòng. Yêu cầu thang nâng ôtô đặt ở phía cửa ra vào chính và thang này không làm ảnh hưởng đến khu vực văn phòng/dịch vụ. Như vậy, việc sử dụng loại thang truyền thống như hình dưới đây với phòng máy phía trên sẽ trở nên bất khả thi.
Hình 2
Thang nâng ôtô có 2 loại chủ yếu: loại có nguồn động lực là motor điện sử dụng cáp/xích dẫn động kết hợp đối trọng cần có phòng máy phía trên (hình 2) và loại có nguồn động lực từ motor thủy lực dẫn động trực tiếp hoặc dẫn động qua xích, không cần phòng máy (hình 4-5).
Với loại thang truyền thống, kết cấu phòng máy đặt bên hông (hình 3) là một giải pháp có thể chấp nhận được theo yêu cầu sử dụng không gian tầng trệt tuy có hơi phức tạp cho thiết kế thang cũng như bố trí mặt bằng mới cho phòng máy…
Hình 3
Phương án khả thi nhất là thang nâng thủy lực 4 trụ (hình 4) hoặc 2 trụ (hình 5).
Ưu điểm của thang nâng thủy lực là không cần phòng máy, chỉ cần vị trí nhỏ để đặt/treo hệ thống bơm và thùng dầu thủy lực và không cần hố Pit.
Nhược điểm lớn nhất của thang thủy lực là tốc độ chậm (5-6m/ph) so với thang động cơ điện (30-40m/ph).
Hình 4 Hình 5